Bài giảng 1: Diện Chẩn điều khiển liệu pháp

09.05.2015

Bài 1: MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VINA THERAPY PHÉP CHỮA BỆNH THEO LỐI VIỆT NAM Phải chăng các nước trên thế giới đang có khuynh hướng tìm về những vấn đề mới lạ nói lên được bản sắc dân tộc mình. Phải chăng đó là những chỗ dựa vững chắc để cho một dân tộc có thể tiến lên? Và đồng thời cũng nói lên sự hiện diện của mình trong cộng đồng Thế giới.
Tại sao Trung Quốc thành lập những trung tâm chữa bệnh ở nước ngoài với tên gọi là SINOTHERAPY. Tại sao Nhật Bản lại viết sách về hướng dẫn SHIATSU (bấm huyệt) với tiêu đề là LE MASSAGE JAPONNAIS (JAPANESE MASSAGE) thì tại sao không thể và không có cái gọi là VINATHERAPY cho Việt Nam? Vẫn biết y học, khoa học là vốn quý của loài người, là tài sản chung của nhân loại, là luôn luôn kế thừa và học hỏi lẫn nhau. Nhưng tại sao các nước nói trên (và có lẽ nhiều nước khác mà chúng ta chưa được biết) lại phải làm như trên? Phải chăng có gì độc đáo hay vì tự hào dân tộc mà họ làm thế? Và nếu làm theo thì có gì sai, có gì xấu mà không thấy ta hưởng ứng? Hay vì tại chúng ta không có cái gì riêng biệt và độc đáo, cho nên chúng ta không thể nói được như họ ? CENTER
Lịch sử nước ta hiện nay cũng như trước kia có nhiều nhân tài về y học với những tên tuổi mà có lẽ không phải chỉ những người trong ngành Y mới biết như Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đại Năng, Hải Thượng Lãn Ông,…hay thời gian gần đây như BS Phạm Ngọc Thạch, BS Đặng Văn Ngữ, GS Tôn Thất Tùng, BS Phạm Bá Cư,..và nhiều vị khác. Nhưng theo chúng tôi, bấy nhiêu vị đó chưa phải là nhiều so với một dân tộc có hơn 60 triệu người và 4000 năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam vốn có óc quan sát tinh tế, nhạy cảm và có năng khiếu về Y học, ngoài ra vì điều kiện địa lý và xã hội đặc biệt nên có nhiều bệnh tật xảy ra, do đó thầy thuốc Việt Nam có điều bkiện trở nên giỏi giang, có nhiều kinh nghiệm trị bệnh. Do đó, theo chúng tôi, chúng ta có điều kiện để có những sáng tạo độc đáo về Y học để tiến tới hình thành TRƯỜNG PHÁI Y HỌC VIỆT NAM nếu chúng ta DÁM TỰ TIN và có Ý HƯỚNG CÙNG QUYẾT TÂM XÂY DỰNG MỘT TRƯỜNG PHÁI Y HỌC MANG SẮC THÁI VIỆT NAM.
Y học là một tài sản chung của nhân loại, nhưng trong cái chung bao giờ cũng có cái riêng. Và cái đáng sợ nhất là THA HÓA-ĐỒNG HÓA-VONG THÂN mà khởi đầu là sự NÓI THEO NGƯỜI, LÀM THEO NGƯỜI, NGHĨ THEO NGƯỜI. Nói tóm lại, không có gì của riêng mình cả. Một điều như thế theo tôi là đáng buồn, và nhất là không có gì để đóng góp vào nền văn minh, tiến bộ chung của nhân loại cả.
Trở lại vấn đề đặt ra lúc đầu, cái gọi chung là VINATHERAPY là gì? Như thế nào mới gọi là VINATHERAPY? Phải chăng những phương pháp Y học cổ truyền đang sử dụng và thừa hưởng không phải là VINATHERAPY hay sao mà còn đề xướng cái mới? Tất nhiên, khi chúng tôi đề xướng như vậy là phải có lý do nào đó. Có lẽ chúng ta phải hết sức vô tư, khách quan để xem lại toàn bộ vốn liếng Y học của ta, từ sách vở kinh điển cho đến các phương pháp chẩn đoán và điều trị lâm sàng, có bao nhiêu phần trăm người (Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ,..) và bao nhiêu là của mình (tức là không tìm thấy ở bất kỳ dân tộc nào khác)? Hẳn ai cũng thấy rằng ta chịu ảnh hưởng nặng nề của người vô cùng, không chỉ ở lĩnh vực Y học hiện đại mà ngay cả lĩnh vực Y học dân tộc cổ truyền cũng vậy. Cho nên một lúc nào đó, chợt nghĩ lại hay có người ngoại quốc hỏi đâu là nền Y học mang nặng bản sắc độc đáo của dân tộc, cái gọi là riêng của Việt Nam thì quả là lúng túng khi trả lời (họa chăng chỉ có thuốc nam và một số thủ thuật trị bệnh có tính sáng tạo). Vì ta cũng có chung ông tổ Hippocrate của Tây Y và Hoàng Đế, Thần Nông như Đông Y. Chưa kể đến sách vở và cách làm cũng tương tự như cách làm của các Thầy thuuốc Đông và Tây Y. Phải chăng đó là thân phận bắt buộc của một nước tiểu nhược đứng cạnh một nước khổng lồ về mọi phương diện? Chúng tôi không nghĩ như thế. Một nước dù nhỏ đến đâu vẫn có nét độc đáo của nó má các nước khác lớn mạnh hơn cũng không thể nào có được. Đó chính là thế mạnh của nước nhỏ đó vậy.
Đến đây có lẽ các bạn đã hiểu: muốn thế giới gọi là VINATHERAPY thì phải như thế nào? Tôi nghĩ rằng dân tộc ta, trí thức ta nhất định sẽ tìm ra cái gọi là VINATHERAPY đúng nghĩa của nó. Vì rằng chúng ta có đủ điều kiện để làm việc đó, miễn là dám tin vào mình, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm làm;đồng thời lãnh đạo ngành phải hết sức quan tân giúp đỡ để nhân tài phát triển về số lượng cũng như chất lượng.
Theo nhận định trên về VINATHERAPY, chúng tôi thấy hiện nay nước ta đã có thuốc Nam và một số phương pháp gọi là Y học Dân gian như cạo gió, chích lể (Ông Oắng) hay bấm huyệt (Bà Hùynh Thị Lịch), đốt bấc, biêm khoa, chữa mẹo,…(có thể còn nhiều liệu pháp nữa mà chúng tôi chưa biết được) là đích thực của dân tộc ta. Nhưng phần lớn những liệu pháp vừa kể hiện nay chưa đủ sức và tầm cỡ để phát triển ra các nước khác vì thiếu tính hệ thống và lý luận ở trình độ cao. Chúng tôi muốn nói ở đây về một VINATHERAPY với tính cách như một trường phái Y học độc đáoViệt Nam so với các trường phái khác của Thế giới (như Sinotherapy của Trung Quốc với các phương pháp chữa bệnh đặc thù của họ như thuốc Bắc, Thái Cực Quyền, Châm cứu…tức là nó phải có tính hệ thống, tính lý luận mang sắc thái riêng của Việt Nam và ở trình độ cao  tầm cở Thế giới và mang tính chất Quốc tế, chứ không phải chỉ là một số kinh nghiệm điều trị hay thủ thuật  mang tính chất địa phương khó áp dụng ở các nước khác nhau mà không có hệ thống lý luận đồng bộ và xuyên suốt.
Với ý thức như vậy, trong giai đoạn 13 năm qua (1980-1993), chúng tôi đã cố gắng hoàn thành và  giới thiệu phổ biến trong và ngoài nước phương pháp DIỆN CHẨN- ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP, gọi tắt là DIỆN CHẨN hay FACY(chữ viết tắt của FACE DIAGNOSIS-CYBERNETIC THERAPY) cũng như phương pháp Am Dương Khí Công (là một phương pháp thở mới do tôi nghiên cứu sáng tạo từ năm 1976 nhằm điều hòa hai khí Am Dương trong cơ thể, vừa có tính chất dưỡng sinh, vừa để phòng và trị một số bệnh do mất quân bình Am Dương gây ra) và Am Thực Liệu Pháp (là một phương pháp chữa bệnh bằng cách ăn uống đúng phép).
Chúng tôi cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải đóng góp phần mình cho Thế giới. Tôi nghĩ: Dân tộc ta hoàn toàn có đủ khả năng và tiềm năng đó, nhất là ỡ lĩnh vực Y học và Khoa học. Làm được việc này là thể hiện rõ lòng yêu nước của mỗi cá nhân chúng ta.
GSTS. Bùi Quốc Châu
Комментарии (0)Просмотров (820)